Trong hai ngày 16/8/2017 và 21/8/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện thông tư 26/2017/TT-BYT hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tuyến tỉnh (CDC)
TIN LIÊN QUAN
http://thanhnien.vn/suc-khoe/tap-trung-mot-dau-moi-kiem-soat-dich-benh-868148.html
http://plo.vn/suc-khoe/du-thua-1200-lanh-dao-khi-lap-tt-kiem-soat-benh-tat-721831.html
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị về phía Bộ Y tế có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, các ông/bà là Lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện trực thuộc Bộ cùng đại diện các Sở Y tế, các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
TS. Phạm Văn Tác, Ủy viên Ban cán sự, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo tại hội nghị, TS. Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh là bài toán cần thiết nhằm tinh giản bộ máy nhân sự cồng kềnh hiện nay ở các địa phương, trong đó có việc phân bổ các chức danh lãnh đạo. Ông ví dụ: trung bình mỗi tỉnh hiện có 6 trung tâm không giường bệnh, tương đương có 6 giám đốc và 18 phó giám đốc. Khi sát nhập để tổ chức theo mô hình mới thì chỉ còn 1 giám đốc và 3 phó giám đốc, do đó sẽ dư thừa 5 giám đốc và khoảng 15-16 phó giám đốc. Như vậy, cả nước sẽ thừa khoảng 1.200 lãnh đạo, chưa kể hàng ngàn viên chức thuộc các bộ phận khác như hành chính, kế toán, lái xe….
Đây cũng là trăn trở, tâm tư của nhiều lãnh đạo các tỉnh thành tham dự Hội nghị. Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ cho rằng: khi lên đề án để triển khai Thông tư 26, các địa phương cần thận trọng, nghiêm túc và theo đúng lộ trình, nhất là trong vấn đề nhân sự. Ông Tâm cũng đồng ý xem đây là một cuộc cách mạng cải cách hành chính nhằm sắp xếp lại nhân sự để tăng hiệu quả thực sự khi thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, việc thành lập CDC sẽ mang lại hiệu quả hoạt động hơn, tránh lãng phí và trùng lắp trong công việc. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của 7 Trung tâm hiện nay của TP.HCM đều quy mô, rất thuận lợi cho việc thành lập CDC. Về nhân sự, Trung tâm nào có lãnh đạo về hưu sẽ sát nhập trước, những Trung tâm nào có lãnh đạo gần đến tuổi nghĩ hưu cũng sẽ không bổ nhiệm lại, viên chức dư ra sẽ được điều chuyển công việc theo nguyện vọng hoặc sẽ được sắp xếp luân chuyển cho các đơn vị sự nghiệp khác… nên sẽ không có nhiều xáo trộn. Dự kiến, từ đây đến năm 2020, TP. HCM sẽ hoàn tất việc thành lập này.
Chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, việc thành lập CDC tuyến tỉnh không phải là việc sát nhập mà là hợp nhất các đơn vị, tạo bình đẳng và cơ hội phát triển cho các Trung tâm hiện nay. Việc sát nhập sẽ dư thừa ra nhiều chức danh như: tổ chức hành chính, kế toán, các bộ phận hỗ trợ công tác chuyên môn… thì Sở Y tế phải có trách nhiệm xây dựng phương án nhân sự hợp lý nhằm tăng người làm công tác chuyên môn. Thứ trưởng cũng khẳng định chỉ giảm người không làm công tác chuyên môn, bác sỹ tuyêt đối không được tinh giảm. Ngoài ra, Thứ trưởng còn nhấn mạnh lưu ý phải thành lập ngay một số khoa/phòng theo quy định thành lập các khoa/phòng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, còn một số khoa phòng khác sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến đầu năm 2021, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tuyến tỉnh trên cơ sở hợp nhất một số Trung tâm không giường bệnh hiện nay. Trung tâm CDC có chức năng tham mưu và tổ chức các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh như: bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh…
Một số hình ảnh của Hội nghị
Hãy để lại bình luận