Ngày 04/03/2021, Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp về xây dựng dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi họp. Tham dự buổi họp có sự tham dự của Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, GS. TS Lê Quang Cường – Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Y khoa quốc gia, TS. Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia; cùng đại diện Lãnh đạo các Vụ / Cục trực thuộc Bộ Y tế, tham dự buổi họp còn có sự tham dự của Lãnh đạo các Bệnh viện tuyến trung ương, Lãnh đạo các Trường đại học khối ngành sức khỏe công lập và dân lập.
Đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, PGS. TS Nguyễn Vũ Trung đã báo cáo về quá trình xây dựng và nội dung của dự thảo Nghị định theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Theo đó sau khi khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực y tế tại 29 cơ sở đào tạo y khoa và 17 đơn vị đào tạo chuyên khoa, bác sĩ nội trú, Tổng quan thế giới và thực trạng Việt Nam, đánh giá tác động của các chính sách theo dự thảo Nghị định; Cục đã tổ chức các Hội thảo góp ý cho dự thảo Nghị định và đã nhận được văn bản góp ý của 116 cơ quan, đơn vị (07 Bộ/Ngành, 49 Sở Y tế, 27 cơ sở giáo dục đại học, 20 Bệnh viện, 10 Vụ/Cục/Tổng cục thuộc Bộ Y tế, 03 Tổ chức Quốc tế và Hội nghề nghiệp).
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi họp
Trong dự thảo Nghị định sẽ quy định về: hình thức đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu, chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng trong đào tạo chuyên khoa; Đối tượng, hình thức tuyển sinh, quy mô, tổ chức và quản lý đào tạo chuyên khoa; Điều kiện mở ngành đào tạo chuyên khoa; Hồ sơ, thủ tục mở ngành đào tạo chuyên khoa; Đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ.
TS. Phạm Văn Tác, Cục Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo phát biểu tại buổi họp
Cũng trong buổi làm việc PGS. TS Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Y Hà Nội đã có bài trình bày một số mô hình trên thế giới của Nhật, Mỹ, Canada, Đức, Anh …. và đề xuất của Nhà trường đối với Việt Nam. Theo PGS Hưng Nghị định xây dựng là mong muốn của các trường khối ngành sức khỏe, Nhà trường mong muốn sau khi nghị định ra đời bằng bác sĩ nội trú sẽ luật hóa bằng các quy định của Chính phủ.
Đại diện các trường đào tạo khối ngành sức khỏe cũng mong muốn Nghị định ra đời cần quy định rõ để đáp ứng, đảm bảo chất lượng chung giữa các cơ sở đào tạo, đáp ứng được nhiệm vụ của hệ thống y tế và quá trình hội nhập với thế giới.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các Bệnh viện đánh giá Nghị định ra đời là cuộc cách mạng lớn đối với công tác đào tạo khối ngành sức khỏe. Tuy nhiên Nghị định cần xem xét các quy định, điều kiện Bệnh viện được tham gia đào tạo nội trú, các bác sĩ sau khi được đào tạo cần được Hội đồng Y khoa quốc gia Việt Nam xác nhận để cấp chứng chỉ hành nghề. Trong Nghị định cũng cần quy định rõ vai trò của Bệnh viện trong công tác đào tạo, sự phối hợp với cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, kinh phí đào tạo cũng cần xem xét.
Kết luận tại buổi họp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đây là thời cơ quan trọng để thay đổi mô hình đào tạo, Nghị định ra đời sẽ góp phần cải tổ mạnh mẽ nguồn nhân lực y tế, góp phần đưa nền y học Việt Nam ngang tầm thế giới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng Nghị định, nhóm soạn thảo luôn lưu ý về cơ cấu, nhu cầu nhân lực y tế của Ngành và dự báo nhu cầu tương lai để Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe khi ra đời có tính thực tiễn cao.
Một số hình ảnh tại buổi họp
GS.TS Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Y khoa Quốc gia phát biểu tại buổi họp
TS. Nguyễn Minh Lợi, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng phát biểu tại buổi họp
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo phát biểu tại buổi họp
GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại buổi họp
PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại buổi họp
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức phát biểu tại buổi họp
Toàn cảnh buổi họp
Hãy để lại bình luận